
Trình tự các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm
- Admin Finlogistics
- 12/07/2025
Việt Nam được xem là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao, nhiều doanh nghiệp đang hướng đến việc làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường nước ngoài. Vậy điều kiện, quy định và quy trình nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi cần những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Finlogistics để tìm hiểu chi tiết nhé.

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản nhằm cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Những cá nhân, doanh nghiệp đang quan tâm và muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi các loại về để sử dụng hoặc kinh doanh nên tham khảo chi tiết từng Văn bản pháp lý do Nhà nước ban hành dưới đây:
- Luật Chăn nuôi năm 2018 (Luật số 32/2018/QH14): đây là Luật gốc quy định toàn diện về những hoạt động chăn nuôi, bao gồm cả chọn lựa các loại thức ăn chăn nuôi
- Luật Thú y năm 2015 (Luật số 79/2015/QH13): quy định về hoạt động kiểm dịch động vật, an toàn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, liên quan trực tiếp đến việc kiểm dịch thức ăn chăn nuôi
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP: hướng dẫn chi tiết đối với Luật Chăn nuôi, đặc biệt là một số quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh, chất lượng thức ăn chăn nuôi cũng như quản lý thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: quy định cụ thể nhiều điều trong Luật Quản lý Ngoại thương, liên quan đến một số biện pháp quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm
- Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT: hướng dẫn chi tiết một số điều trong Luật Chăn nuôi đối với thức ăn chăn nuôi, liên quan đến thủ tục Công bố lưu hành, Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, được chỉnh sửa và bổ sung trong Nghị định số 111/2021/NĐ-CP: quy định cụ thể về việc dán nhãn hàng hóa (áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa, bao gồm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu)
- Thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT: ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho thủy sản (QCVN 01-10:2020/BNNPTNT; QCVN 01-11:2020/BNNPTNT;…)
- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT: quy định cụ thể một số điều trong Luật Thú y về kiểm tra an toàn vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật và các sản phẩm động vật trên cạn
Trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp cần xác định chính xác sản phẩm của mình thuộc loại nào (ví dụ: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, nguyên liệu thức ăn hoặc phụ gia thức ăn,…) để áp dụng đúng theo quy định Nhà nước. Bên cạnh đó, một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Thức ăn chăn nuôi thương mại phải được đăng ký Công bố lưu hành tại thị trường Việt Nam trước khi nhập khẩu. Các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ công bố lên cho Cục Chăn nuôi (thuộc Bộ NN&PTNT)
- Một số nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi cần phải được Công bố hợp quy hoặc Công bố tiêu chuẩn cơ sở
- Các loại phụ gia sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải có tên trong Danh mục hàng hóa, sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng
- Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phi thương mại (ví dụ: phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, thử nghiệm,…) có thể được miễn giảm một số thủ tục Công bố nhưng vẫn cần phải có giấy phép của các Cơ quan có thẩm quyền
- Việc kiểm dịch động vật là một thủ tục bắt buộc đối với hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật hoặc có nguy cơ lây lan các mầm bệnh (ví dụ: bột xương thịt, bột cá, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có thành phần từ động vật,…)
- Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc nhóm hàng hóa có điều kiện, chịu sự quản lý chuyên ngành về chất lượng và an toàn. Những tiêu chí kiểm tra bao gồm: hàm lượng chất dinh dưỡng, kim loại nặng, độc tố, nấm mốc, kháng sinh, vi sinh vật,… phải phù hợp đối với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn đã công bố trước đó

Các cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần chấp hành nghiêm túc những quy định pháp luật
Mã HS code thức ăn chăn nuôi và thuế suất nhập khẩu chi tiết
Tra cứu kỹ mã HS code thức ăn chăn nuôi là bước đầu tiên và quan trọng bậc nhất khi các doanh nghiệp chuẩn bị nhập khẩu mặt hàng này. Vậy có những vấn đề quan trọng nào cần lưu ý? Hãy cùng Finlogistics tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé:
#Mã HS code
Do tính chất đa dạng và phức tạp, nên việc xác định chính xác mã HS thức ăn chăn nuôi đối với nhiều doanh nghiệp mới có thể rất khó khăn. Nhằm hạn chế xảy ra sai sót và rủi ro bị xử phạt hoặc truy thu thuế, bạn nên tham khảo ý kiến từ Cục Hải Quan tại địa phương hoặc Cục Thuế xuất nhập khẩu. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ của các công ty Logistics có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Dưới đây là bảng mã HS chi tiết của một số loại thức ăn chăn nuôi:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM CHƯƠNG 23 PHẾ LIỆU VÀ PHẾ THẢI TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM; THỨC ĂN GIA SÚC ĐÃ CHẾ BIẾN Nhóm 2309 Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật - 2309.10 Thức ăn cho chó hoặc mèo, đã đóng gói để bán lẻ - - 2309.10.10 Có chứa thịt - - 2309.10.90 Loại khác - 2309.90 Loại khác (áp dụng cho các loại thức ăn chăn nuôi khác ngoài chó, mèo) - - 2309.90.11 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà - - 2309.90.12 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn - - 2309.90.13 Loại dùng cho tôm - - 2309.90.14 Loại dùng cho động vật linh trưởng - - 2309.90.19 Loại khác (áp dụng cho các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh khác không nằm trong các mã trên) - - 2309.90.20 Chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn (các Vitamin, Axit amin, Enzyme, khoáng chất, chất tạo màu, tạo mùi dùng làm phụ gia trong sản xuất thức ăn chăn nuôi) - - 2309.90.90 Loại khác (các loại thức ăn chăn nuôi không thuộc các mã chi tiết trên, ví dụ như thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt, thức ăn đậm đặc khác...) - - 2304.00.90 Khô dầu đậu tương - - 2302.40.10 Cám gạo - - 1005.90.90 Ngô hạt - - 1201.90.00 Đậu tương hạt - - 0506.90.00 Bột xương (Xương và lõi sừng, chưa gia công, đã tẩy nhờn hoặc đã chuẩn bị đơn giản nhưng chưa cắt theo hình dạng; Axit từ xương và các chất dạng gelatin từ xương) - - 2301.10.00 Bột thịt xương và các loại bột, bột mịn và viên từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt, không thích hợp cho người ăn; tóp mỡ
#Thuế nhập khẩu
Việc xác định thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam cần dựa vào bảng mã HS code cụ thể của sản phẩm và Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất:
- Từ ngày 01/07/2025 (theo Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2024), các loại thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng KHÔNG phải đóng thuế Giá trị gia tăng (VAT)
- Đối với các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã qua chế biến (thuộc Nhóm 2309), mức thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường dao động từ 0 – 7%
- Nếu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ những quốc gia hoặc khối quốc gia mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) và có kèm theo giấy Chứng nhận xuất xứ (C/O) hợp lệ (ví dụ: form D, form E, form AK, form AJ, form EUR.1,…) thì mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có thể là 0% hoặc rất thấp

Việc đóng đầy đủ thuế phí trước khi thông quan là nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhập khẩu đối với Nhà nước
Bộ hồ sơ Đăng ký lưu hành đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Quy trình Đăng ký lưu hành áp dụng cho các loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu với mục đích thương mại (thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung,…) và một số nguyên phụ liệu không nằm trong Danh mục được phép lưu hành hoặc cần công bố. Theo đó, hồ sơ thực hiện Đăng ký lưu hành sẽ bao gồm những chứng từ sau đây:
- Đơn đề nghị Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi
- Chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc các Văn bản giá trị tương đương
- Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ & kiểm soát điểm tới hạn (HACCP),… của cơ sở sản xuất
- Bản kê khai chi tiết về các loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do bên sản xuất cung cấp (bao gồm: nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng, chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu chất lượng,…)
- Bản Tiêu chuẩn công bố áp dụng của cá nhân, doanh nghiệp đăng ký lưu hành theo quy định pháp luật
- Phiếu kết quả thử nghiệm tiêu chí chất lượng và an toàn của sản phẩm do Phòng thử nghiệm được chỉ định cấp phép
- Mẫu nhãn dán sản phẩm do cá nhân, doanh nghiệp sản xuất cung cấp

Việc Đăng ký lưu hành sản phẩm là rất cần thiết đối với nhiều loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường hiện nay
Bộ hồ sơ Hải Quan làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, các cá nhân, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ Hải Quan đúng theo quy định pháp luật, để nộp cho cơ quan Hải Quan tại cửa khẩu. Dưới đây là những giấy tờ nhập khẩu cần thiết:
#Các chứng từ cơ bản
- Tờ khai Hải quan nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Danh sách đóng gói hàng hóa (Packing List – P/L)
- Vận đơn (Bill of Lading – B/L) hoặc Giấy gửi hàng đường không (Airway Bill – AWB)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thức ăn chăn nuôi từ nhà cung cấp (nếu có)
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người thực hiện thủ tục
- Catalogue, Tài liệu kỹ thuật hoặc Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
#Các chứng từ chuyên ngành bắt buộc
Dưới đây là một số giấy tờ quan trọng và đặc thù đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn:
1. Giấy xác nhận Công bố thức ăn chăn nuôi:
- Giấy xác nhận Công bố hợp quy hoặc Công bố tiêu chuẩn cơ sở đối với nguyên liệu hoặc sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm đã được Công bố tại Cục Chăn nuôi
- Giấy xác nhận Công bố lưu hành đối với các loại thức ăn chăn nuôi dùng cho mục đích thương mại đã được Cục Chăn nuôi cấp phép
2. Giấy chứng nhận Kiểm dịch động vật (Health Certificate – HC) của quốc gia xuất khẩu
3. Giấy đăng ký Kiểm dịch nhập khẩu (đăng ký với Cục Thú y trước khi hàng cập bến)
4. Giấy đăng ký Kiểm tra Nhà nước về chất lượng (nếu được yêu cầu):
- Đối với những lô hàng thức ăn gia súc, gia cầm thuộc diện cần phải Kiểm tra chất lượng theo kế hoạch hoặc đột xuất của các Cơ quan quản lý chuyên ngành
- Sau khi kết quả kiểm tra đạt, bạn sẽ nhận được giấy Chứng nhận kiểm dịch lô hàng (Chứng thư kiểm dịch) hoặc Thông báo kết quả Kiểm tra chất lượng để nộp lại cho phía Hải Quan

Có nhiều loại giấy tờ, chứng từ mà các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần chuẩn bị kỹ lưỡng
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị tưới tiêu trong nông nghiệp
Tổng kết
Việc đầu tư thời gian và nguồn lực để thực hiện nghiêm túc các bước thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không chỉ giúp lô hàng của bạn thông quan một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà còn bảo đảm tuân thủ pháp luật, xây dựng uy tín bền vững trên thị trường. Nếu đang có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này, bạn hãy nhanh tay liên hệ về ngay cho Finlogistics để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn