
Quy trình triển khai các bước thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc bảo hộ an toàn
- Admin Finlogistics
- 01/07/2025
Bảo hộ an toàn lao động và sức khỏe con người ngày càng được chú trọng, khiến mặt nạ phòng độc trở thành thiết bị quan trọng trong nhiều ngành nghề từ: công nghiệp hóa chất, khai thác mỏ,… cho đến phòng cháy chữa cháy. Do đó, thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc về Việt Nam ngày càng tăng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tăng cao.
Tuy nhiên, để có thể bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng, an toàn và hợp pháp khi lưu thông trên thị trường, các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu cần phải nắm rõ các bước thủ tục, quy định pháp lý cũng như những giấy tờ, chứng từ cần thiết đi kèm. Bài viết dưới đây của Finlogistics sẽ giúp bạn làm rõ tất cả những vấn đề này, cùng theo dõi đến cuối nhé.

Mặt nạ phòng độc là thiết bị bảo hộ cá nhân được thiết kế đặc biệt để bảo vệ hệ hô hấp và khuôn mặt người dùng
Thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc dựa trên các cơ sở pháp lý nào?
Việc sử dụng, sản xuất, quản lý và làm thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc được quy định bởi nhiều Văn bản pháp luật quan trọng do Nhà nước ban hành, bao gồm:
- Luật An toàn & Vệ sinh Lao động số 84/2015/QH13: quy định về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc trang bị các loại phương tiện bảo hộ cá nhân (mặt nạ phòng độc) cho người lao động làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại
- Thông tư số 25/2012/TT-BLĐTBXH: ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về mức độ An toàn lao động đối với bộ lọc sử dụng trong mặt nạ phòng độc nhập khẩu (QCVN 10:2012/BLĐTBXH)
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN: quy định chi tiết về việc Công bố hợp quy và Phương thức đánh giá sự phù hợp với Tiêu chuẩn & Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH: quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, sản phẩm có khả năng gây mất an toàn do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội quản lý. Mặt nạ phòng độc nằm trong danh mục này và chịu sự kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu. Thông tư này cũng quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, chỉnh sửa & bổ sung một số điều cho Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: quy định chi tiết và đưa những biện pháp thi hành Luật Hải Quan về chứng từ, thủ tục, kiểm tra và giám sát Hải Quan, liên quan đến việc Kiểm tra chất lượng hàng hóa, trong đó có mặt nạ phòng độc nhập khẩu
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC, chỉnh sửa & bổ sung một số điều cho Thông tư số 38/2015/TT-BTC: quy định về bộ chứng từ và thủ tục Hải Quan; kiểm tra và giám sát Hải Quan; quản lý thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa
- Các Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc, lọc độc như: TCVN 3740:1982; TCVN 3741:1982; TCVN 13332:2021; TCVN 3890:2023;…
Theo đó, mặt nạ phòng độc nhập khẩu là loại phương tiện bảo hộ cá nhân nằm trong Danh mục sản phẩm nhóm 2 (có khả năng gây mất an toàn). Do đó, mặt hàng này phải được đăng ký làm Kiểm tra chất lượng và Công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định pháp luật hiện hành, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Bởi vì là mặt hàng đặc thù nên các doanh nghiệp cần xem xét kỹ những quy định liên quan đến mặt nạ phòng độc
Mã HS code mặt nạ phòng độc và thuế suất nhập khẩu chi tiết
Tra cứu và chọn lựa mã HS code mặt nạ phòng độc là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi các doanh nghiệp chuẩn bị nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng lớn đến các Chính sách thủ tục, chứng từ nhập khẩu, thuế phí cần nộp,… đồng thời hạn chế những rủi ro không đáng có, nếu áp sai HS code.
#Mã HS code
Để xác định chính xác mã HS code mặt nạ phòng độc, bạn cần dựa vào một số yếu tố của sản phẩm, ví dụ:
- Loại mặt nạ: mặt nạ nửa mặt, mặt nạ toàn mặt, mặt nạ có phin lọc thay thế được hoặc không, mặt nạ chuyên dụng cho các mục đích khác nhau,…
- Vật liệu cấu thành chính: cao su, nhựa, vải,…
- Công năng đặc biệt: có hệ thống thở cấp khí hoặc không, có bộ phận cơ khí hoặc không,…
Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các cán bộ Hải Quan hoặc những công ty Logistics để đảm bảo chọn lựa mã HS phù hợp, tránh xảy ra những sai sót trong quá trình khai báo Hải Quan. Dưới đây là bảng mã HS chi tiết của một vài loại mặt nạ phòng độc mà bạn nên tham khảo:
MÃ HS CODE MÔ TẢ SẢN PHẨM CHƯƠNG 90 DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ QUANG HỌC, NHIẾP ẢNH, ĐIỆN ẢNH, ĐO LƯỜNG, KIỂM TRA, CHÍNH XÁC, Y TẾ HOẶC PHẪU THUẬT; CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CHÚNG Nhóm 9020 Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác, trừ các mặt nạ bảo hộ mà không có bộ phận cơ khí hoặc không có phin lọc có thể thay thế được; các bộ phận và phụ kiện của chúng - - 9020.00.10 Mặt nạ khuôn mặt (Full Face) chống hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) - - 9020.00.90 Loại khác (dành cho mặt nạ phòng độc không thuộc loại CBRN) - - 9020.00.00 Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác
#Thuế nhập khẩu
Dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu 2025 cùng các mã HS tương ứng ở trên, các loại thuế nhập khẩu mặt nạ phòng độc được quy định cụ thể như sau:
1. Mức thuế giá trị gia tăng (VAT) thường là 10%, tuy nhiên, nếu mặt nạ phòng độc là loại thiết bị chuyên dùng cho ngành y tế thuộc Nhóm 9020, thì thuế VAT có thể giảm xuống còn 5%.
2. Mức thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường đối với:
- Mã HS 9020.00.00: có thể là 0%
- Mã HS 9020.00.10: có thể là 5%
- Mã HS 9020.00.90: có thể là 5% hoặc 0% (tùy từng thời điểm và quy định cụ thể)
3. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (khi kèm theo C/O hợp lệ): thường là 0% hoặc rất thấp, nếu mặt nạ phòng độc nhập khẩu tại quốc gia hoặc khu vực có ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, ví dụ: Trung Quốc (ACFTA); ASEAN (ATIGA); Nhật Bản (AJCEP/VJEPA/RCEP/CPTPP); Hàn Quốc (AKFTA/VKFTA/RCEP); EU (EVFTA);…

Các cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn thành nộp đầy đủ các loại thuế phí trước khi thông quan hàng hóa
Tóm tắt quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc từ A – Z
Các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc về Việt Nam sẽ được Finlogistics tóm tắt cụ thể sau đây:
Bước 1: Tra cứu, xác định và chọn lựa chính xác mã HS code mặt nạ phòng độc để nắm được thuế suất và những Chính sách quản lý sản phẩm
Bước 2: Đăng ký làm Kiểm tra chất lượng với Cơ quan Hải Quan hoặc các Cơ quan khác được Bộ LĐTBXH chỉ định khi lô hàng về đến cửa khẩu/cảng (theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH).
(*) Hồ sơ đăng ký Kiểm tra an toàn chất lượng:
- Phiếu đăng ký Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và Giấy đăng ký Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy (theo mẫu quy định)
- Hợp đồng mua bán (Sale Contract); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill) và Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) (bản sao y, có đóng dấu)
- Giấy Chứng nhận xuất xứ (C/O) của mặt nạ phòng độc từ nhà cung cấp (nếu có)
- Catalogue, Tài liệu kỹ thuật hoặc Hình ảnh thực tế của mặt nạ phòng độc nhập khẩu
- Báo cáo thử nghiệm của sản phẩm từ nhà sản xuất (ở nước ngoài) hoặc từ Tổ chức làm chứng nhận hợp quy (nếu được yêu cầu)
(*) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra an toàn chất lượng:
- Cục An toàn Lao động (thuộc Bộ LĐTBXH) đối với một số loại mặt nạ phòng độc nhập khẩu đặc thù
- Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tại địa phương, đối với sản phẩm còn lại trong Danh mục hàng hóa thuộc Nhóm 2
Bước 3: Sau đó, doanh nghiệp tiến hành làm Chứng nhận hợp quy đối cho mặt nạ phòng độc tại Tổ chức được Bộ LĐTBXH chỉ định từ trước (theo QCVN 10:2012/BLĐTBXH và Thông tư số 25/2012/TT-BLĐTBXH). Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá mặt hàng mặt nạ phòng độc nhập khẩu có phù hợp với những tiêu chí trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không, được thực hiện theo Phương thức 7 (thử nghiệm hàng hóa).
(*) Tổ chức tiếp nhận làm Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy:
- Mặt nạ phòng độc thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ LĐTBXH, vì vậy việc làm Chứng nhận hợp quy do các Tổ chức chứng nhận được Bộ LĐTBXH chỉ định thực hiện (ví dụ: Vinacontrol CE, Quatest 3, Vietnam Cert,…)
- Các doanh nghiệp liên hệ với một trong những tổ chức trên để được tư vấn và đăng ký làm Chứng nhận hợp quy theo quy định
(*) Hồ sơ đăng ký Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy:
- Phiếu đăng ký Chứng nhận hợp quy (theo mẫu quy định)
- Giấy phép Đăng ký kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu (bản sao y có công chứng)
- Hợp đồng mua bán (Sale Contract); Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill) và Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) (bản sao y, có đóng dấu)
- Giấy Chứng nhận xuất xứ (C/O) của mặt nạ phòng độc từ nhà cung cấp (nếu có)
- Catalogue, Tài liệu kỹ thuật hoặc Hình ảnh thực tế của mặt nạ phòng độc
- Báo cáo thử nghiệm của sản phẩm từ nhà sản xuất (ở nước ngoài) hoặc phòng thí nghiệm được công nhận (nếu có)
Bước 4: Hoàn thành các bước thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc qua Hải Quan (khai báo tờ khai, nộp thuế phí,…) theo Luật Hải Quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC,…
Bước 5: Tiến hành Công bố hợp quy cho hàng hóa tại Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tại địa phương nơi các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, sau khi lô hàng đã được đăng ký làm Chứng nhận hợp quy (theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
Bước 6: Cuối cùng, ghi nhãn dán hàng hóa đầy đủ cho mặt nạ phòng độc nhập khẩu mới 100%, dựa theo quy định pháp luật hiện hành (theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP), bao gồm: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của cá nhân, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, model, mã hàng hóa,…

Việc nhập khẩu mặt nạ phòng độc cần đặc biệt lưu ý đến bước Kiểm tra chất lượng và Công bố hợp quy sản phẩm
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu khẩu trang y tế về Việt Nam
Kết luận
Trên đây là những nội dung hữu ích và cần thiết nhất cho bạn đọc đang quan tâm đến thủ tục nhập khẩu mặt nạ phòng độc về Việt Nam. Nếu bạn chưa nắm rõ bước nào hoặc có thắc mắc liên quan đến sản phẩm này, có thể liên hệ cho Finlogistics qua Hotline/Zalo/Email để đội ngũ chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ xử lý.
Finlogistics
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn